An Giang có biển không? 6 Địa điểm du lịch ở An Giang nổi tiếng nhất

An Giang là một tỉnh nằm trong 10 vùng du lịch trọng điểm quốc gia với hàng loạt địa danh nổi tiếng như Châu Đốc, Thất Sơn, Phú Tân, Rừng Tràm Trà Sư….Nhưng nhiều bạn vẫn còn thắc mắc An Giang có biển không? Hãy cùng Tỉnh thành Việt Nam tìm hiểu chi tiết dưới đây:

an giang có biển không

Tỉnh An Giang có biển không

An Giang không có biển, do vị trí nằm ở phía Tây Nam nước ta, 4 mặt của An Giang đều tiếp giáp với các vùng đồng bằng rộng lớn.

An Giang giáp với các tỉnh sau:

  • Phía nam giáp thành phố Cần Thơ.
  • Phía bắc giáp tỉnh Kandal và tỉnh Takéo, Vương quốc Campuchia.
  • Phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp.
  • Phía tây giáp tỉnh Kiên Giang.

Tỉnh An Giang có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi với hệ thống sông ngoài chằn chịt; không có giáp biển ở bắt kỳ nơi đâu.

tỉnh an giang có biển không

Vị trí tỉnh An Giang trên bản đồ Việt Nam

6 Địa điểm du lịch ở An Giang nổi tiếng nhất

Theo Wikipedia về tỉnh An Giang, thì 6 địa điểm du lịch An Giang nổi tiếng nhất đó là

Châu Đốc: nổi tiếng với Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam (diễn ra hằng năm vào ngày 24, 25 tháng 4 Âm lịch là ngày vía chính) là địa điểm tâm linh thu hút rất đông khách du lịch cả trong và ngoài nước đến đây để hành hương. Năm 2001, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ được Chính phủ công nhận là Lễ hội dân gian cấp Quốc gia. Quần thể di tích dưới chân núi Sam có nhiều di tích lịch sử, tôn giáo quan trọng như: Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, Chùa Phước Điền… Ngoài ra còn có các làng Chăm ven sông Hậu, làng bè Châu Đốc…

Thất Sơn (Bảy Núi): gồm 1 quần thể 37 ngọn núi thuộc 2 huyện Tịnh Biên & Tri Tôn, nhưng có 7 ngọn tiêu biểu là: Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn) – ngọn núi cao nhất tỉnh An Giang cũng như cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cao 716m; Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn); Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn); Núi Dài (Ngọa Long Sơn); Núi Tượng (Liên Hoa Sơn); Núi Két (Anh Vũ Sơn); Núi Nước (Thủy Đài Sơn).

Phú Tân: tại Chùa An Hòa và Tổ Đình Đức Giáo Chủ (Phật giáo Hòa Hảo) ở thị trấn Phú Mỹ hằng năm đều tổ chức hai đại lễ lớn. Là lễ 18/5 âl ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo và lễ 25/11 âl ngày đản sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH. Mỗi khi đến ngày lễ thì đồ ăn thức uống hoàn toàn miễn phí và có cả xe hoa diễu hành để kính mừng ngày đại lễ.

Rừng tràm Trà Sư là điểm du lịch sinh thái rất đa dạng về hệ động thực vật rừng thiên nhiên hoang dã, rộng khoảng 845 ha diện tích vùng lõi và 643 ha diện tích vùng đệm, nằm giữa lòng tứ giác Long Xuyên và khu vực Thất Sơn, thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên.

Hồ Thoại Sơn là một trong những hồ đẹp, cách thành phố Long Xuyên 29 km theo đường tỉnh lộ 943.

Búng Bình Thiên (còn gọi là Hồ nước trời) là một hồ nước ngọt đặc biệt tại huyện An Phú, quanh năm trong xanh dù xung quanh các kênh rạch bị vẩn đục phù sa.

Ngoài ra bạn cũng nên ghé thăm các địa điểm sau:

Cù lao Giêng (Chợ Mới) nằm giữa sông Tiền với nhiều công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc.

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Long Xuyên) đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Ngoài ra, An Giang còn có một số điểm du lịch về Văn hoá – lịch sử – tâm linh như: Dinh Ông Chưởng (Kiến An, Chợ Mới), Cột dây thép (Long Điền A, Chợ Mới), Trường dòng nhà thờ Cù lao Giêng (Tấn Mỹ, Chợ Mới), Đồi Tức Dụp (xã An Tức, Tri Tôn), chùa Linh Sơn (Thoại Sơn), chùa Tam Bửu (Tri Tôn), Bửu Hương tự (Châu Phú), chùa Ông Bắc (Long Xuyên), chùa Xà Tón (Tri Tôn), Tây An cổ tự (xã Long Giang, huyện Chợ Mới), Nhà Bưu điện Chợ Mới, Nhà mồ Ba Chúc (Tri Tôn), Lễ hội Đua bò Bảy Núi (Tri Tôn và Tịnh Biên), Khu Di tích văn hoá Óc Eo ở xã Ba Thê (đây là Di chỉ khảo cổ học thuộc nền văn hoá Phù Nam) thuộc huyện Thoại Sơn…

Kết lại An Giang có biển không

Tỉnh An Giang không có biển, địa hình chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp. Nằm ở Tứ Giác Long Xuyên, hướng Tây Nam, tiếp giáp Campuchia nên An Giang là tỉnh thuần tiếp giáp nội địa.

Xem thêm: An Giang ở miền nào

Trả lời